Chùa Hội Sơn

DI TÍCH KIẾN TRÚC NGHỆ THUẬT QUỐC GIA

Scroll

Giới thiệu về
Chùa Hội Sơn

Đọc thêm

Chùa Hội Sơn tọa lạc số 1A1 đường Nguyễn Xiễn, phường Long Bình, quận 9,thành phố Hồ Chí Minh. Bộ trưởng Bộ Văn hóa đã ký quyết định số 43 VH/QĐ ngày 7/1/1993 xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.

Sách Đại Nam Nhất Thống Chí ghi rõ: "Chùa hội sơn ở phường Long Tuy, huyện Long Thành là nơi thiền sư Khánh Long hóa thân" 

Sách Gia Định Thành Thông Chí ghi: "Ở dưới hòn núi này (núi Châu Thới) về phía Bắc nứt ra 1 nứt ra một chi chạy đến địa phận thôn Long Tuy, rồi nổi lên gò cao bằng phẳng rộng rãi, ở bên núi có hang hố và khe nước, dân núi ở quanh theo, trên có chùa Hội Sơn là nơi Thiền sư Khánh Long tạo lập để tu hành, ngó xuống Đại Giang (sông Đồng Nai) hành khách leo lên du ngoạn có cảm tưởng tiêu dao ngoài cõi tục"

Cũng theo sách này, năm 1815, phường Long Tuy thuộc tổng Long Vĩnh, huyện Long Thành, trấn Biên Hòa, thành Gia Định.

Từ căn cứ trên, có thể xác định chùa Hội Sơn do Thiền sư Khanh Long đời thứ 38 phái lâm tế tạo dựng, thiền sư tu hành và viên tịch tại đây.

Chùa Hội Sơn không những là địa điểm tín ngưỡng phật giáo, mà còn là quần thể danh thắng tuyệt mỹ, là di chỉ khảo cổ, được du khách trong và ngoài nước biết đến, tại chùa còn lưu giữ một số lưỡi rìu đá tứ diện (4 mặt) có vai và không có vai, các mảnh gốm sành kiểu chai lọ,... được phát hiện trong lúc trùng tu chùa, có niên đại từ 1.000-4.000 năm cách ngày nay, thuộc nền văn hóa tiền sử lưu vực sông Đồng Nai.

Hội Sơn là ngôi chùa có kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu ở Nam bộ, bằng các dãy nhà bằng vật liệu gồ quý là: tiền điện, chánh điện, hậu tổ và khai sơn đường, 4 dãy nhà này nằm trên 1 trục dọc, mái lợp ngói âm dương. Tại chùa có các bức hoành, liển, đối long vị, tượng phật, án thờ gỗ có giá trị nghệ thuật như: "Hội Sơn tự", "đại hùng bửu điện", “tổ ấn trùng quan”, “tông phong vĩnh chấn" và "vạn đức hồng danh" do vua Khải Định ban tặng. Các vị tổ nối thừa tổ Khánh Long, là tổ Liễu Ngữ - Quảng Văn, tổ Trừng Tùng - Chơn Truyền, to Tầm Minh - Huệ Tấn, tổ Pháp Ấn - Như Quới, sư trưởng Thích Nữ Như Thanh - Hồng Ẩn, ni sư Thích Nữ Như Tiên, hoà thượng Thượng Nhật Hạ Quang - Thiện Trí, hòa thượng Thích Nhật Phát, và ngày 28 tháng 8 năm 1993 Thành Hội Phật giáo Thanh phố Hồ Chí Minh đã trao quyết định trụ trì số 555 QĐ/THPG cho thượng tọa Thích Thiện Hảo.

Do biến cố của thời gian và sự vô thường, ngày 17 tháng 7 năm 2012 cơn hỏa hoạn đã thiêu cháy đi toàn bộ chánh điện. Chùa Hội Sơn đã được các ban, ngành, sở, bộ, Hội Kiến trúc sư Thành phố Hồ Chí Minh thiết kế phục dựng lại tổng thể khu di tích Chùa Hội Sơn, được tiến hành khải kiến trùng tu ngày mùng 4 tháng 4 năm Ất Mùi.

Xa xa dưới chân đồi, còn hiển hiện những tàng cây cổ thụ, văng vẳng từng hồi chuông ngân, hòa nhịp trời nước mênh mông trên dòng sông Đồng Nai hiển hóa, khiến cho những ai đã một lần đến nơi đây, lòng vẫn cảm hoài ân đức các bậc tiền bối tổ sư.

Review Chùa Hội Sơn

DI TÍCH KIẾN TRÚC NGHỆ THUẬT QUỐC GIA HỘI SƠN CỔ TỰ

Ngày lễ quan trọng
Chùa Hội Sơn

Đơn Vị Tài Trợ